BẢNG THAM KHẢO CHẤT LƯỢNG IN ẢNH


MỘT SỐ LƯU Ý
  • Khi nghĩ tới in phóng ảnh, điều bạn cần quan tâm duy nhất là số lượng pixel (điểm ảnh) GỐC của bức ảnh, hay phần ảnh muốn in phóng.
  • Pixel trong bảng được tính là pixel gốc (khi chụp) của ảnh. Ảnh đã phóng to hoặc thu nhỏ bằng các phần mềm khác nhau sẽ giảm chất lượng, tùy thuộc vào hiệu quả phóng to, thu nhỏ.
  • Có thể dùng các phần mềm chuyên nghiệp để tăng kích thước (độ phân giải) của ảnh lên tới gấp 3 lần mà vẫn giữ được chất lượng cao. Tuy nhiên, nếu bạn không biết sử dụng phần mềm để tăng kích thước đúng cách, hãy đem nguyên ảnh gốc ra cửa hàng để họ phóng ảnh, chắc chắn họ cũng ít nhiều có kinh nghiệm hơn bạn.
  • Khi chụp, nên cúp hình hoàn chỉnh ngay trên máy ảnh, tránh chụp quá rộng, về phải cúp cắt nhỏ để lấy phần ảnh cần sử dụng sẽ làm giảm số lượng điểm ảnh, và giảm chất lượng in phóng. Chụp cúp hình chuẩn trên máy ảnh sẽ giúp tận dụng tối đa độ phân giải của máy ảnh mà bạn sử dụng.
  • Ảnh in phóng cần có tỷ lệ nhất định phù hợp với các loại giấy ảnh trên thị trường. Vì vậy, việc cúp hình khi chụp cũng như cúp cắt hình khi chỉnh sửa cần tính toán cẩn thận, đảm bảo tận dụng tối đa độ phân giải với tỷ lệ in phóng mong muốn. Nếu kỹ tính, bạn nên cúp cắt hình đúng tỷ lệ muốn in phóng, vì không phải ở cửa hiệu ảnh nào, đặc biệt kém uy tín, họ cũng hiểu sự khác nhau giữa kích thước và tỷ lệ, dẫn tới việc có thể bóp méo ảnh của bạn, hoặc cắt đi phần ảnh bạn cần cho vừa với khổ giấy in phóng ảnh.
  • Có sự liên quan giữa độ nét (một tiêu chí cảm quan hơn là kỹ thuật) của ảnh với kích thước ảnh do khoảng cách đứng xem sẽ khác nhau. Ảnh có kích thước càng nhỏ thì càng cần in ở độ phân giải cao hơn do xem ở cự ly gần nên mắt có thể phân biệt được các chi tiết rất nhỏ; ngược lại, ảnh in phóng kích thước lớn có thể giảm độ phân giải nhưng vẫn (có cảm giác khi xem) độ nét tốt do khoảng cách đứng xem xa hơn.

    Những hồi cho “BẢNG THAM KHẢO CHẤT LƯỢNG IN ẢNH”


cảm ơn sự chia sẻ của các anh chị.
xin hỏi là mình cần in 1 ảnh bằng công nghệ in phun kích thước là 3×6 m thì file ảnh cần chụp vào khoảng bao nhiêu Mb, dimension bao nhiêu pixel là ok ạ?
MB không tính được vì tùy thuộc vào chi tiết ảnh. Bạn cần ảnh GỐC khoảng 6000x3000px là in hoàn toàn OK. Mặc dù độ phân giải xem ra có vẻ rất thấp, nhưng với ảnh to như vậy người xem sẽ đứng xem tử rất xa, nên độ nét vẫn chấp nhận được. Mỗi chấm điểm ảnh (pixel) của ảnh gốc có kích thước là 1x1mm.Máy hình hình 18MP, nhưng hình zoom lên 100% thì nó không còn nét nữa, vậy mìnt muốn in chất lượng cao khổ lớn 60×90 thì hình ra có ổn không bạn?
_
Muốn zoom 100% mà nét thì kỹ thuật chụp của bạn phải cực tốt để có ánh sáng tốt cho ảnh, tương phản tốt và đủ tốc độ. Có liên quan in ấn nhưng không nhiều.
- Độ phân giải 18MP in 60x90cm thừa sức nét.
- Lưu ý: Độ nét là một giá trị cảm quan bằng mắt, không có tiêu chí kỹ thuật cho riêng độ nét của ảnh.

AD cho hỏi In Phun KTS: 6000x3000px tương ứng 6m x 3m. xuất file gì in chuẩn nhất, và chọn bao nhiu dpi trên file xuất In có ảnh hưởng ko? hay máy In tự quyết định chia dpi theo hình gốc… Thank u.
_
Bạn có thể chọn in theo kích thước tính bằng M/CM/MM hay INCH, máy sẽ tự giãn nở để in đúng theo đơn vị chiều dài thông thường.
- Nếu in theo DPI/PPI thì chia số lượng pixels của 1 chiều với CM/INCH. Ví dụ 6000px mà in 300dpi thì được ảnh 20 inches, tức 20 x 2.54cm = 50.8cm.
- Nếu in to hơn kích thước ở độ phân giải cao mong muốn, trước khi in, bạn có thể dùng phần mềm như Photoshop để tăng kích thước tính bằng pixel trước để có ảnh nét hơn, nhưng cũng phải biết cách, nếu không có thể bị vỡ ảnh.
* Tóm lại: Bạn có 6000x3000px của ảnh gốc, đó là toàn bộ chi tiết ảnh bạn có, và có thể dùng nhiều cách khác nhau để xử lý in với chất lượng khác nhau.

em tải trên google nó ghi là ́800*1065 êm muốn in ảnh ra giấy kích cỡ là dài và
rộng là ̃7cm,thì chọn bao nhiêu pixel, và em nên in ra giấy gì?
_
Bạn cần cúp ảnh (crop) đúng theo tỷ lệ muốn in, sau đó in như thường, đật thông số theo cm, phần mềm và máy in sẽ tự co giãn theo kích thước bạn đặt, độ nét phụ thuộc vào kích thước đó.

Cảm ơn vì bài giải thích. Nhưng xin chủ topic giải giúp một vấn đề ạ. Mình có file ảnh chi tiết ghi trong thiết bị như sau: rộng 1500, dài 2126, giá trị ISO 2500, phơi sáng 1/159s (xin lỗi vì mình không hiểu về vấn đề này nên đưa ra hết những thông số). Xin cho hỏi ảnh này rửa khổ 30×45 hay 20×35 được không? Cái này đẹp hơn. Xin cảm ơn
_
Thông thường, ảnh cỡ bé như vậy người ta in ở độ phân giải cao, khoảng trên 200ppi/dpi, nét tốt thì cần 300ppi/dpi; ảnh của bạn nếu in ở 200ppi/dpi thì kích thước in ra là khoảng 26xx20cm. Cùng file ảnh, càng in to thì độ phân giải (gốc) càng thấp đi, nếu in ở 45x30cm thì khoảng 120ppi/dpi.
- Nét sẽ như thế nào? Điều này còn phụ thuộc vào file ảnh gốc của bạn có nét không, có bảo đảm chi tiết không, là gốc chụp từ máy ra hay đã chỉnh sửa phóng to một hay nhiều lần rồi. Người ta có thể dùng phần mềm phóng to lên, nhưng tỷ lệ phóng có giới hạn nếu muốn đảm bảo độ nét (khoảng 3 lần), nên nếu đã là ảnh chụp đã không nét, lại phóng rồi thì sẽ kém nét hơn, giống như là khái niệm lai tạo F1, F2… ấy.

tôi cần in phóng ảnh 2,7 x 2,9 m . thì chất lượng ảnh yêu cầu là bao nhiêu để đảm bảo độ nét tối đa cho hình ảnh đứng cách 1m vẫn thấy nét.
_
Nét là một khái niệm cảm quan, không phải về kỹ thuật, nên khó đánh giá chính xác và tuỳ thuộc nhiều yếu tố. Ví dụ bạn mong muốn đứng cách 1m mà nhìn rõ và mịn màng chân lông, lông tơ trên da người thì bạn cần độ phân giải khá cao, khoảng 150ppi hoặc hơn, qui đổi ra là khoảng 60px (pixels) 1cm dài, có nghĩa là 2.9m dài, bạn cần khoảng 18.000px, hoặc ảnh đó có tổng độ phân giải là khoảng 288 MP (18.000 x 16.000px).
- Máy ảnh số (tiêu dùng) tốt nhất hiện nay cũng chưa đủ để có độ phân giải gốc lớn như vậy (chỉ khoảng 60MP, tuy nhiên thì bạn có thể dùng phần mền để tăng kích cõ lên 3-5 lần mà vẫn bảo đảm độ nét (càng phóng to thì càng nhoà mờ, nhưng người ta không đứng gần để xem nên OK).
- Quan trọng nữa là ảnh gốc như thế nào. Ngoài dung lượng lớn, ảnh gốc cần có độ sắc nét do tương phản màu sắc tốt, trong trẻo, v.v…

Nguồn:  vinacamera.com
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét